Nhũ tương nhựa đường là gì? TCVN 8817-1:2021

Nhũ tương nhựa đường là gì?

Nhũ tương nhựa đường emulsified asphalt là một hệ thống keo phức tạp gồm hai chất lỏng nhựa đường và nước không hoà tan lẫn nhau mà do sự phân tán của chất lỏng này vào trong chất lỏng kia để tạo thành những giọt ổn định đường kính trên 0,1 mm nhờ sự có mặt của chất nhũ hoá có hoạt tính bề mặt.

Khi nhũ tương nhựa đường được trộn với cốt liệu khoáng hoặc được phun lên bề mặt đường, nước sẽ bốc hơi, chất nhũ hoá thấm vào cốt liệu khoáng, nhũ tương nhựa đường sẽ bị phân cách, những hạt nhựa đường nhỏ li ti sẽ dịch lại gần nhau hình thành lớp mỏng, dày đặc trên bề mặt các hạt cốt liệu khoáng.

nhũ tương nhựa đường là gì
Nhũ tương nhựa đường được áp dụng trong thi công đường giao thông

Nhũ tương nhựa đường axit là gì?

Nhũ tương nhựa đường axit cationic emulsified asphalt là nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hóa có hoạt tính bề mặt mang i-on dương, do vậy nhũ tương nhựa đường có tính a xít.

Mua nhũ tương chất lượng cao tại TPHCM – Gọi ngay AMACO

Mua nhũ tương ở đâu TPHCM? Công ty AMACO là đơn vị hàng đầu cung cấp nhũ tương xây dựng chất lượng cao tại TPHCM, Bình Dương, Long An. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá cả cạnh tranh và dịch vụ chuyên nghiệp. Nhũ tương AMACO đa dạng chủng loại, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau như đường giao thông, sân bay, nhà xưởng… Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0933.018.009 để được tư vấn và báo giá chi tiết!

AMACO cung cấp nhũ tương giá tốt, giao hàng nhanh chóng

Các ký hiệu sử dụng trong phân loại nhũ tương nhựa đường axit

CRS (Cationic Rapid Setting): Nhũ tương nhựa đường a xít phân tách nhanh

CMS (Cationic Medium Setting): Nhũ tương nhựa đường a xít phân tách vừa

CSS (Cationic Slow Setting): Nhũ tương nhựa đường a xít phân tách chậm

h (harder base asphalt): Để chỉ nhũ tương nhựa đường a xít được sản xuất từ loại nhựa đường có độ cứng lớn (có độ kim lún nhỏ hơn hoặc bằng 100, 0,1 mm)

Nhũ tương nhựa đường được phân loại như thế nào?

Căn cứ vào chất nhũ hoá, nhũ tương nhựa đường được phân thành hai loại:

  • Nhũ tương nhựa đường gốc axit cationic emulsified asphalt: là nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hoá là các muối có nguồn gốc axit, nhũ tương nhựa đường gốc axit có độ pH = 2¸6;
  • Nhũ tương nhựa đường gốc kiềm anionic emulsified asphalt: là nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hoá là các muối có nguồn gốc kiềm, nhũ tương nhựa đường gốc kiềm có độ pH = 9¸12;

Tiêu chuẩn vật liệu nhũ tương nhựa đường gốc axit là gì?

Số tiêu chuẩn:  22 TCN 354 – 06  Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngôn ngữ: Việt Nam. Số trang: Tr. 94 – 135. Địa chỉ tài liệu: TCDM.1797 Tiêu chuẩn Kỹ thuật công trình giao thông. Tập XIV. Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương axit theo mác, các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương axit. Tiêu chuẩn này là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhũ tương axit dùng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.

Theo tiêu chuẩn này, nhũ tương axit được phân làm 3 loại dựa theo tốc độ phân tách, mỗi loại gồm 2 mác:

  • Loại nhũ tương axit phân tách nhanh, gồm 2 mác: CRS-1 và CRS-2.
  • Loại nhũ tương axit phân tách trung bình, gồm 2 mác: CMS-2 và CMS-2h.
  • Loại nhũ tương axit phân tách chậm, gồm 2 mác: CSS-1 và CSS-1h.

Việc lựa chọn loại, mác nhũ tương axit dùng cho xây dựng đường bộ cần phải căn cứ vào mục đích xây dựng, công nghệ thi công, điều kiện khí hậu nơi xây dựng và phải tuan thủ các quy trình kỹ thuật về thí nghiệm, thi công, kiểm tra, nghiệm thu hiện hành.

Nhũ tương nhựa đường a xít phải được thí ng hiệm trong khoảng thời gian 14 ngày tính từ khi xuất xưởng. Nhũ tương nhựa đường a xít phải đồng nhất sau khi được khuấy đều và không được xảy ra hiện tượng phân tầng do việc làm lạnh.

Các chỉ tiêu chất lượng của nhũ tương nhựa đường axít

Tên chỉ tiêu Phân tách nhanh Phân tách vừa Phân tách chậm Phương pháp thử
CRS-1 CRS-2 CMS-2 CMS-2h CSS-1 CSS-1h
I. Thử nghiệm trên mẫu nhũ tương nhựa đường a xít
1. Độ nhớt Saybolt Furol TCVN 8817-2:2011
1.1. Độ nhớt Saybolt Furol ở 25 oC, s 20÷100 20÷100
1.2. Độ nhớt Saybolt Furol ở 50 oC, s 20÷100 100÷400 50÷450 50÷450
2. Độ ổn định lưu trữ, 24 h, % £1 £1 £1 £1 £1 £1 TCVN 8817-3:2011
3. Lượng hạt quá cỡ, thử nghiệm sàng, % £0,10 £0,10 £0,10 £0,10 £0,10 £0,10 TCVN 8817-4:2011
4. Điện tích hạt dương dương dương dương dương dương TCVN 8817-5:2011
5. Độ khử nhũ (sử dụng 35 mL dioctyl sodium sulfosuccinate 0,8 %), % ³ 40 ³ 40 TCVN 8817-6:2011
6. Thử nghiệm trộn với xi măng, % £2,0 £2,0 TCVN 8817-7:2011
7. Độ dính bám và tính chịu nước
7.1. Thử nghiệm với cốt liệu khô, sau khi trộn khá khá
Thử nghiệm với cốt liệu khô, sau khi rửa nước đạt đạt TCVN 8817-8:2011
7.2. Thử nghiệm với cốt liệu ướt, sau khi trộn đạt đạt
Thử nghiệm với cốt liệu ướt, sau khi rửa nước đạt đạt
8. Hàm lượng dầu, % £3 £3 £12 £12 TCVN 8817-9:2011
9. Hàm lượng nhựa, % ³ 60 ³65 ³ 65 ³ 65 ³ 57 ³57 TCVN 8817-9:2011 hoặc

TCVN 8817-10:2011

II. Thử nghiệm trên mẫu nhựa thu được sau chưng cất
10. Độ kim lún ở 25 oC, 5 s, 0,1 mm 100÷250 100÷250 100÷250 40÷90 100÷250 40÷90 TCVN 7495:2005 (ASTM D5-97)
11. Độ kéo dài ở 25 oC, 5 cm/min, cm ³ 40 ³40 ³40 ³40 ³40 ³40 TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99)
12. Độ hoà tan trong tricloetylen, % ³97,5 ³97,5 ³97,5 ³97,5 ³ 97,5 ³97,5 TCVN 7500:2005 (ASTM D2042-01)
CHÚ THÍCH:

Với đặc điểm khí hậu của Việt Nam, nên sử dụng nhựa đường có độ kim lún không lớn hơn 100 (0,1 mm) để sản xuất nhũ tương nhựa đường a xít.

Giới thiệu các loại nhũ tương nhựa đường axit sử dụng trong xây dựng

TT Mục đích sử dụng Mác nhũ tương nhựa đường a xít
CRS-1 CRS-2 CMS-2 CMS-2h CSS-1 CSS-1h
1 Hỗn hợp cốt liệu trộn nhũ tương nhựa đường a xít
1.1 Hỗn hợp được trộn nguội ở trạm trộn
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu có cấp phối hở X X
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu có cấp phối chặt X X
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu là cát X X
1.2 Hỗn hợp được trộn ở hiện trường
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu có cấp phối hở X X
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu có cấp phối chặt X X
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu là cát X X
Hỗn hợp sử dụng cốt liệu là đất cát X X
Hỗn hợp vữa nhựa (hỗn hợp gồm nhũ tương, cốt liệu hạt mịn, bột khoáng và nước được trộn đều với nhau) X X
2 Xử lý cốt liệu với nhũ tương nhựa đường a xít
2.1 Xử lý bề mặt
Láng mặt một lớp X X
Láng mặt nhiều lớp X X
Tưới nhựa rắc cát X X
2.2 Mặt đường thấm nhập đá dăm macadam
Lớp đá dăm có độ rỗng lớn X
Lớp đá dăm có độ rỗng nhỏ X
3 Xử lý với nhũ tương nhựa đường a xít
3.1 Xử lý bề mặt (phun lên mặt đường cũ để hạn chế sự bong bật của các hạt cốt liệu) X* X*
3.2 Dùng làm lớp thấm bám giữa lớp móng và lớp bê tông nhựa X* X*
3.3 Dùng làm lớp dính bám giữa các lớp bê tông nhựa hoặc giữa mặt đường cũ và lớp bê tông nhựa X** X* X*
3.4 Xử lý phủ bụi X* X*
3.5 Xử lý vết nứt bề mặt X X X X
* : Pha loãng nhũ tương nhựa đường a xít với nước.

** : Có thể được sử dụng để làm lớp dính bám trong các trường hợp: khi thi công vào ban đêm hoặc khi độ ẩm không khí cao.

Tải tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8817-1:2011 về Nhũ tương nhựa đường axit – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật (năm 2011) tại đây

Nguồn: Thư viện Bộ Xây dựng

Có thể bạn quan tâm: Bê tông nhựa nóng là gì?